Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Bộ máy nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021




bo-may-nha-nuoc-2016-2021

“Tổng quan” bộ máy lãnh đạo cấp cao của Nhà nước

Cùng với các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, nhiều chức danh quan trọng khác của khối các cơ quan Quốc hội, Chính phủ và khối cơ quan Tư pháp vừa mới được Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Nguồn: http://dantri.com.vn
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiMTY821kxKd72xupam3P3_EZYVeNAwPAiuzHc4IifqCSM2PrntDoGrnrFs0akfmPVZ8qYexX1g_EsSscO_JaIa686wfmQLdjiVX7-iUTkCO7J9mzfIFLFEGoUkaGLs649-4-KtePbrHxE/s1600/tong-quan-bo-may-lanh-dao-cap-cao-cua-nha-nuoc.jpg

Ở nước ta, bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào?

Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương và các thiết chế Hiến định (Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước).


Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiết chế chính trị được giao thực thi quyền lực nhà nước, thể hiện tập trung nhất bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Mỗi cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng được quy định trong Hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước được điều chỉnh bởi các luật như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Chủ tịch nước, Luật Tổ quốc chính quyền địa phương, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân...